Đã hơn 400 năm kể từ khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Tân Thế Giới ở bờ bên kia Đại Tây Dương và giấc mơ về một dân tộc mới hình thành. Hoa Kỳ (Mỹ) nay đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, với một diện tích và số dân đứng thứ 3 thế giới. Không đáng ngạc nhiên khi mà dù cách Việt Nam nửa vòng trái đất, nằm trọn vẹn trong tây bán cầu, nhưng quốc gia thịnh vượng này luôn là điểm đến ước mơ của du học sinh Việt.
Điểm hấp dẫn của Mỹ không chỉ ở sự thịnh vượng, văn minh, hiện đại mà còn ở sự đa dạng vốn đã là đặc trưng của quốc gia này. Đa dạng về con người, văn hóa, phong cảnh cũng như khí hậu hay sản vật. Đúng như tên gọi của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đây là nơi tập trung những người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, mang theo họ những di sản riêng họp lại thành những quần thể cư dân với sắc tộc khác nhau.
Thủ đô: Washington D.C
Các thành phố chính: New York, Chicago, Los Angeles, Boston, Las Vegas,
Philadelphia, Virginia, Seatlle,
Đơn vị tiền tệ: US Dollar (USD)
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh
Bảng danh sách từ viết tắt của các bang tại Hoa Kỳ (wikipedia)
Địa lý Hoa Kỳ phân theo tiểu bang
Địa lý Hoa Kỳ phân theo vùng lãnh thổ
Để thuận tiện cho bạn tìm hiểu hệ thống trường ở Mỹ theo phân vùng của US News, EDS cũng phân tích đặc điểm và khí hậu của Mỹ thành 4 vùng chính là miền Bắc, miền Nam, miền Tây và miền Trung Tây, dữ liệu được lấy từ USA today.
Thủ đô New York nằm trong vùng này. Càng đi xa về phía Bắc trong khu vực thì bạn sẽ càng cảm thấy lạnh hơn. Mưa hay xuất hiện dưới dạng bão tố, bao gồm cả tuyết và đá. Ở khu vực này có một dạng hình thức bão tố đặc biệt (Nor’easters) bao gồm cả mưa, đá lẫn tuyết. Nhiệt độ trong vùng cũng đóng góp vào hiện tượng đặc biệt này. Mùa hè ở đây tương đối nóng và ẩm, nhất là nếu bạn di chuyển về phía Nam. Sấm chớp xảy ra rất thường xuyên vào buổi tối. Khu vực Đông Bắc có mùa thu rất mát mẻ, đặc biệt cây cỏ thực vật rất “đâm hoa kết trái.” Hoa cỏ mùa xuân cũng đẹp không kém, đặc biệt vào tháng 4.
Miền Nam nước Mỹ có 2 kiểu khí hậu chia theo vùng Đông Nam và Tây Nam. Ở vùng Đông Nam bao gồm các bang Alabama, Georgia, Florida, North Carolina, South Carolina, và Tennessee, mùa đông mát mẻ và dễ chịu hơn so với mùa đông ở khu vực phía Bắc, với nhiệt độ trung bình trong ngày vào giữa 50 độ F (10 độ C). Mưa xuất hiện nhiều, chỉ thỉnh thoảng mới có tuyết. Ở những nơi núi cao, tuyết xuất hiện nhiều hơn và hình thành những đồi trượt tuyết.
Cũng như phía Đông Bắc, mùa hè ở khu vực Đông Nam nóng và ẩm, trung bình nhiệt độ trong ngày rơi vào trên 90 độ F (32 độ C). Sấm chớp cũng xảy ra khá thường xuyên do sự kết hợp nóng và ẩm này. So với các vùng khác, thì ở đây mùa thu đến muộn hơn và mùa xuân đến sớm hơn. Nhiệt độ rất mát bắt đầu vào giữa tháng 10 cho tới tháng 3 là khi mùa xuân thực sự bắt đầu.
Vùng Tây Nam gồm các bang Arkansas, Louisiana, Mississippi, Oklahoma và Texas. Các tháng mùa đông tương đối dễ chịu với ban đêm khá mát, đặc biệt ở những chỗ gần với vịnh Mexico. Tuyết sẽ xuất hiện nếu bạn di chuyển về phía Bắc trong khu vực, nhiều nhất ở Oklahoma. Louisiana và Mississippi có nhiều mưa nhất trong khu vực vào mùa đông – trung bình trên 5 inches trong tháng 1. Mùa hè ở đây nóng và ẩm nồm – mưa xuất hiện nhiều vào các buổi chiều. Oklahoma và Texas hay phải chịu giông bão, cuồng phong trong mùa xuân (Tornado Alley).
Khu vực Tây Bắc, bao gồm các bang Idaho, Montana, Oregon, Washington, và Wyoming. Khu vực này thường có mùa đông khá mát và ẩm ướt đối với những nơi gần bờ biển, mát và khô trong đất liền, và hay có tuyết dày đặc và lạnh lẽo trên đồi núi. Thời tiết mùa hè thì mát và khô hơn so với phần lớn phần còn lại của nước Mỹ. Khu vực này có nắng nhiều nhất trong năm trong các tháng hè.
Khu vực Tây Nam bao gồm các bang Arizona, California, Colorado, Nevada, New Mexico, và Utah. Sa mạc và núi non hiểm trở biến nơi đây thành vùng đất khá khô cằn. Trong khi ở sa mạc thì nóng ấm quanh năm, thời tiết trên núi rất lạnh cho dù có vào mùa nào đi nữa. Mùa hè ở khu vực Tây Nam nóng và khô, với nhiệt độ lên cao nhất tại các sa mạc ở California và Arizona. Trong hè thì nơi đây có rất ít mưa, và nếu có thì thường chỉ xuất hiện ở các vùng núi cao. Thời tiết vào mùa thu và xuân vô cùng dễ chịu; tuy nhiên, bạn khó có thể nhận biết được sự giao mùa vì hoa cỏ ở đây nở quanh năm chứ không đặc trưng vào xuân thu như ở các miền khác.
Các tiểu bang Kansas, Minnesota, Nebraska, North Dakota, và South Dakota tạo nên phần địa hình núi cao (High Plains) của Mỹ. Mùa đông ở đây thường cực lạnh (dưới mức đóng băng nhiều lần) và khô, đặc biệt với những bang phía Bắc trong khu vực. Nhiệt độ trở nên dễ chịu hơn nếu như bạn di chuyển vào phía Nam. Hầu như mưa trong mùa đông ở khu vực này đến dưới dạng tuyết. Thậm chí khu vực thành phố Duluth, Minnesota đã từng hứng chịu tuyết dày 16 inches trong riêng tháng 1 vài năm trước.
Khu vực trung du bao gồm các bang Illinois, Indiana, Iowa, Kentucky, Michigan, Missouri, Ohio, và Wisconsin. Mùa đông ở đây có thể rất lạnh, đặc biệt nếu như bạn càng di chuyển về phía Bắc thì nhiệt độ sẽ chỉ tương đồng với mức nhiệt độ đóng băng của nước. Với không khí ẩm ướt từ vịnh Mexico và các hồ lớn, khu vực này cũng có nhiều tuyết – dày đặc ở Chicago và Madison. Nhiệt độ mùa hè rơi vào giữa hoặc trên 80 độ F (tầm 27 độ C), nhưng bạn sẽ cảm thấy khá nóng vì độ ẩm khá cao. Không khí không ổn định trong hè có thể gây nên các cơn bão chớp thường xuyên. Nhiệt độ trong hè sẽ làm ấm và khô không khí, mặc dù bão sẽ xuất hiện thay thế cho tuyết mùa đông.
Hệ thống giáo dục mỹ bao gồm 12 cấp học được chia thành bậc tiểu học, bậc trung học và “higher education” (cho những bạn có nhu cầu học chuyên sâu về chuyên ngành nhất định). Bậc trung học ở Mỹ đào tạo cả kiến thức văn hóa lẫn kiến thức nghề và kĩ thuật, bao gồm các cấp học như middle school (lớp 4-8) + 4-year highschool (lớp 9-12), hoặc Junior highschool (lớp 6-9) + Senior highschool (lớp 10-12), hoặc Combined Junior-Senior highschool (lớp 7-12). Sau khi hoàn thành chương trình trung học, học sinh có 3 lựa chọn:
Các khóa đào tạo nghề (Vocational Technical Institutions)
Học hết khóa cao đẳng, đại học, sinh viên có nhu cầu học thêm về chuyên ngành của mình, có thể được định hướng để học các khóa thạc sĩ 2 năm, các khóa chuyên ngành chuyên sâu tại các trường chuyên ngành (Professional schools), và tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu học thuật với các khóa tiến sĩ và tham gia vào các dự án nghiên cứu sau này.
Để có thể lựa chọn được trường phù hợp với khả năng, nguyện vọng và đạt hiệu quả học tập cao, có một số yếu tố thông tin mà EDS sẽ cung cấp để bạn cân nhắc: phân loại các nhóm trường, bảng xếp hạng chất lượng đào tạo, và khu vực địa lý của các trường.
Nếu xét về nguồn gốc hình thành thì các trường ở Mỹ có thể phân thành trường công lập (đại học công lập và cao đẳng cộng đồng), trường tư thục phi lợi nhuận và trường tư thục có lợi nhuận. Các trường công lập thường được nhóm lại thành một hệ thống nhà nước, tập hợp những trường riêng biệt hoạt động độc lập tại nhiều nơi khác nhau nhưng có chia sẻ trong việc quản lý và quản trị, ví dụ hệ thống Đại học nhà nước New York (SUNY) là một trong những hệ thống Đại học nhà nước lớn nhất, gồm hơn 60 trường nằm rải rác trên khắp các tiểu bang New York; hoặc hệ thống cao đẳng cộng đồng California (CCCS) lớn nhất cả nước, quản lý hơn 100 trường trên toàn tiểu bang. Các trường công lập do được hỗ trợ bởi nguồn vốn nhà nước nên thường có học phí thấp hơn các trường tư thục nói chung, tuy nhiên đối với sinh viên quốc tế thì học phí có thể không khác nhau nhiều giữa các trường này.
Xét về quy mô và danh tiếng, trang US News đã phân loại các trường đại học tại Mỹ thành 4 nhóm như sau:
Đại học quốc gia (National Universities)
Đây là nhóm những trường đại học có danh tiếng và quy mô hàng đầu cả nước, bao gồm 280 trường ( với 172 trường công lập, 101 trường tư thục phi lợi nhuận và 7 trường có lợi nhuận). Các “tinh hoa” trong số này phải kể đến Đại học California Los Angeles (UCLA), Đại học Michigan thuộc nhóm công lập; hay Havard, MIT, Princeton, Yale, Stanford, Columbia, John Hopkins… thuộc nhóm tư thục phi lợi nhuận. Các trường đại học quốc gia thường tập trung vào nghiên cứu và nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ để thực hiện các đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao và có tầm cỡ thay đổi thế giới. Học tập tại đây, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với các giáo sư đầu ngành và có thể được tham gia thực hiện các dự án lớn ngay khi còn đang đi học, cũng như những lợi ích có được từ tên tuổi của trường và mạng lưới cựu sinh viên rộng lớn không chỉ giới hạn trong bậc đại học mà còn cả bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Tuy nhiên, do lớp học lớn nên khả năng được tiếp xúc và học tập trực tiếp từ các giáo sư cũng có thể sẽ hạn chế nếu bạn không phải là người chủ động và tích cực.
Cao đẳng quốc gia Liberal Arts (National Liberal Art Colleges)
Các trường cao đằng quốc gia này chỉ tập trung đào tạo bậc đại học mà không có cao học. Chương trình học cũng rất khác, chỉ tập trung vào phát triển tư duy toàn diện của sinh viên chứ không phải là các ngành học chuyên sâu, truyền đạt các kiến thức tổng hợp (general knowledge) cũng như phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, tổng hợp kiến thức và suy nghĩ có phân tích của học sinh. Chương trình học gồm toán, khoa học, ngôn ngữ, lịch sử, triết học. Tuy nhiên sinh viên các trường này sẽ có một định hướng học rõ ràng thường là sau năm thứ nhất hoặc thứ hai.
Đại học vùng (Regional Universities)
Các trường đại học vùng này có quy mô và danh tiếng không bằng các trường quốc gia, ở chỗ rằng các trường này chỉ đào tạo chủ yếu bậc đại học và thạc sĩ, có rất ít chương trình tiến sĩ được cung cấp. Các trường ở một khu vực có thể ít được biết đến ở một khu vực khác (vì bạn cũng biết là nước Mỹ rộng lớn như thế nào rồi phải không), vì thế sinh viên tốt nghiệp các trường này thường sẽ làm việc tại ngay khu vực xung quanh trường mình. US News đã tổng kết có 626 trường đại học thuộc nhóm này, chia thành 4 khu vực địa lý: Bắc, Nam, Tây và Trung Tây.
Cao đẳng vùng (Regional Colleges)
Các trường cao đẳng vùng tập trung chủ yếu đào tạo bậc đại học, nhưng gần một nửa số chương trình dạy về liberal arts (tức là các ngành khoa học tổng hợp chung như toán, khoa học, ngôn ngữ, lịch sử, triết học). Các trường này cũng được chia thành 4 khu vực địa lý: Bắc, Nam, Tây và Trung Tây.
Cao đẳng cộng đồng (Community College)
Cao đẳng cộng đồng là hệ thống giáo dục 2 năm trên bậc trung học của Mỹ tương tự với hệ cao đẳng của Việt Nam. Vì đây là hệ thống trường biệt lập với 4 nhóm trường ở trên nên chúng cúng được US News xếp vào một danh sách riêng. Các trường này mang tính hướng nghiệp cao, sinh viên ra trường có thể sẽ đi làm việc ngay hoặc chuyển tiếp tới một đại học 4 năm (transfer) để hoàn thành chương trình đại học ở Mỹ.
Các trường cao đẳng cộng đồng có mức học phí thấp và hỗ trợ học tiếng Anh nên đây cũng là sự lựa chọn của nhiều bạn học sinh khi muốn học ở Mỹ nhưng chưa thành thục về tiếng hay điều kiện tài chính khó khăn.
1. US News; World report
Để tham khảo xếp hạng các trường Mỹ, một địa chỉ tin cậy và phổ biến nhất vẫn là tạp chí US News & World Report. Tại đây bạn có thể xem bảng xếp hạng chi tiết cho cả 4 nhóm trường ở trên. Vì mỗi nhóm trường có đặc điểm đào tạo khác nhau nên danh sách xếp hạng cũng sẽ chia theo từng nhóm để bạn dễ so sánh.
Xếp hạng này dựa trên các tiêu chí sau: đánh giá của cấp quản lý ở các trường khác, sự hài lòng của sinh viên, nguồn lực của khoa, sự chọn lọc sinh viên, nguồn lực tài chính, sự đóng góp của cựu sinh viên, tỉ lệ tốt nghiệp, và đối với trường đại học và cao đẳng quốc gia có thêm tiêu chí là ý kiến đánh giá của các nhà tư vấn giáo dục tại các trường trung học.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ở đây các bảng xếp hạng có liên quan đến ngành học của mình nữa, ví dụ như danh sách những khóa học đại học kinh doanh tốt nhất, hay những khía cạnh cụ thể khác như là danh sách những trường có nhiều sinh viên quốc tế nhất, danh sách những trường có tỉ lệ nhận học cao nhất v.v.
2. The Times Higher Education (THE)
Một bảng xếp hạng uy tín khác có quy mô toàn cầu là bảng xếp hạng đại học toàn cầu của thời báo Times. Tại đây thì bạn có thể so sánh giữa các trường Mỹ thuộc các nhóm khác nhau, và biết được xếp hạng của các trường đó so với các trường trên thế giới như thế nào.
Bảng xếp hạng này được xây dựng căn cứ vào 13 tiêu chí xếp thành 5 nhóm:
Các khóa học cho du học sinh |
Nội dung |
Điều kiện nhập học |
Các trường cung cấp khóa học với chất lượng tốt |
Cao đẳng 2 năm |
|
|
|
Đại học |
Là các chương trình học 4 năm cấp bằng cử nhân. Cơ cấu học gồm 4 thành phần: 1) các khóa học cốt lõi gồm các môn học bắt buộc được quy định bởi nhà trường, thường gồm một số môn khoa học nhân văn, khoa học xã hội và toán học 2) chuyên ngành chính của ban 3) chuyên ngành phụ thứ hai 4) các môn tự chọn. |
Một số trường có thể chấp nhận bằng IELTS thay thế
|
Có rất nhiều lựa chọn cho bạn theo học chương trình đại học tại Mỹ |
Chương trình thạc sĩ, tiến sĩ (MA, MSc, MBA, PhD) |
Chương trình Thạc sĩ học thuật như MA, MSc kéo dài 2 năm với các môn học trên lớp kết hợp với nghiên cứu, kết thúc bằng một luận văn. Hoàn thành khóa này sinh viên có thể chọn học tiếp lên bậc tiến sĩ. Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành thường dẫn đến một nghề nghiệp cụ thể và không dẫn đến bậc tiến sĩ như MBA (Thạc sỹ Quản trị kinh doanh), MEd (Thạc sỹ Giáo dục), MSW (Thạc sỹ Công tác Xã hội), MFA (Thạc sỹ Mỹ thuật)… Bậc tiến sĩ kéo dài 5-8 năm, đòi hỏi nghiên cứu sinh phải có đề tài lớn, độc đáo và bảo vệ thành công đề tài đó trước hội đồng phản biện. |
|
Có rất nhiều lựa chọn cho bạn theo học chương trình sau đại học tại Mỹ |
Các loại visa du học
Nếu bạn muốn du học tại Mỹ, bạn sẽ phải xin một trong 3 loại visa sau:
Đây là loại visa phổ biến nhất dành cho các bạn du học sinh. Nếu bạn muốn học tập tại một trường được công nhận ở Mỹ hoặc học tiếng Anh tại một trường đại học hay học viện chuyên về tiếng Anh, bạn sẽ cần loại visa này.
Visa loại J dành cho những ai muốn tham gia chương trình khách mời trao đổi, bao gồm chương trình học bậc phổ thông và đại học.
Loại visa này dành cho những bạn du học các khóa học không chính quy, các khóa học nghề hay khóa tập huấn tại một trường ở Mỹ.
Các bước xin visa
Trước khi xin visa sang Mỹ, bạn cần được chấp nhận học tại một trường được công nhận bởi SEVP (Chương trình sinh viên và khách mời trao đổi). Nếu được nhận học, bạn sẽ được trường gửi cho đơn I-20 hoặc DS-2019, là các giấy tờ do SEVIS (hệ thống dữ liệu về sinh viên và khách mời trao đổi trước và trong thời gian họ đến Mỹ) ban hành.
Những lưu ý về việc xin visa du học